Mỗi năm, có 6,3 triệu trẻ em trên thế giới chết do các bệnh liên quan đến tiêm chủng

Đắc Chuyên| 27/04/2016 11:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo WHO, chỉ tính riêng 6 bệnh như sởi, bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, lao có vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng do WHO – UNCFF tài trợ, mỗi năm trên thế giới có tới 6,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các bệnh này.

Mặc dù các nhà khoa học đã tìm ra được 25 loại vắc xin an toàn và có hiệu lực phòng bệnh cao, nhưng cho tới nay việc đưa vào thực tế phòng bệnh cho trẻ em còn rất hạn chế, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Theo WHO, chỉ tính với 6 bệnh như sởi, bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, lao có vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng do WHO – UNCFF tài trợ từ trên 30 năm nay, mỗi năm trên thế giới vẫn có tới 6,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các bệnh này, phần lớn trẻ em chết vì các căn bệnh này xảy ra ở các nước Châu Á, Châu Phi. WHO đã chứng minh rằng, lý do chính khiến 6,3 triệu trẻ chết không phải là do thiếu vắc xin mà nằm ở vấn đề chất lượng triển khai tiêm chủng trên thực tế tại các nước này.

Mỗi năm, có 6,3 triệu trẻ em trên thế giới chết do các bệnh liên quan đến tiêm chủng

Mỗi năm, có 6,3 triệu trẻ em chết do các vấn đề liên quan đến tiêm chủng

Tháng 3/2105, Liên minh nghiên cứu hệ thống và chính sách y tế của Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với UNICEF và Tổ chức liên minh vắc xin toàn cầu (GAVI), ra lời kêu gọi phát triển sáng kiến nghiên cứu cải thiện chất lượng và hiệu quả công tác triển khai tiêm chủng trên thế giới.

Căn cứ vào tình hình tiêm chủng thực tế tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Đào tạo phát triển Cộng đồng phối phợp với Sở Y tế và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Hà Nam, phát triển đề xuất dự án nghiên cứu nhắm vào hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống tiêm chủng cho trẻ em từ 0-23 tháng tuổi .

Nghiên cứu nhằm giải quyết các thách thức đặt ra là sự sụt giảm lòng tin của người dân với chất lượng dịch vụ tiêm chủng miễn phí và quay sang sử dụng tiêm chủng trả phí cung cấp bởi các loại hình cả công và tư; Chi phí tiêm chủng tăng trong khi người sử dụng tiếp tục bỏ tiêm chủng miễn phí, chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng theo yêu cầu.

Đội ngũ tiêm chủng tuyến cơ sở dường như ưu tiên thực hiện cung cấp dịch vụ tiêm chủng thu phí hơn thực hiện tiêm chủng EPI; Hệ thống thông tin tiêm chủng thu phí dường như không tích hợp vào hệ thống quản lý tiêm chủng trẻ em của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung làm sáng tỏ các thiếu hụt hệ thống qua các câu hỏi như: Vì sao hệ thống tiêm chủng miễn phí không hấp dẫn được người dân và vì sao tình trạng này diễn ra trên phạm vi toàn quốc? Yếu tố nào đang hạn chế việc triển khai tiêm chủng đạt yêu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng xét với tiềm năng có thể có đối với Việt Nam?

Làm thế nào để cải thiện tính minh bạch, tăng tính trách nhiệm và giải trình của hệ thống tiêm chủng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ, đặc biệt là trẻ em dưới 24 tháng tuổi?

TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào phát triển cộng đồng – người phụ trách thiết kế dự án nghiên cứu cho biết: “Thời gian vừa qua xã hội nóng lên vấn đề tai biến liên quan tới vắc xin, chúng tôi đã đề xuất phải có nghiên cứu xem lại vấn đề quản trị hệ thống tiêm chủng.

Câu chuyện xử lý thế nào vai trò hợp tác công- tư trong tiêm chủng, cái được và mất của loại hình tiêm chủng dịch vụ thu phí đối với các nước có thu nhập thấp và làm thế nào để tiêm chủng an toàn, hiệu quả trong khi nền kinh tế thị trường của các nước đang phát triển…và chúng tôi đã chọn vấn đề xuất triển khai cho dự án nghiên cứu ”.

TS. Trần Tuấn cho biết thêm, dự án nghiên cứu của Việt Nam đã vào chung kết 6 dự án xuất sắc, nhận được tài trợ nghiên cứu triển khai trong năm 2016 với kinh phí 100 ngàn USD. 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mỗi năm, có 6,3 triệu trẻ em trên thế giới chết do các bệnh liên quan đến tiêm chủng