Cắt giảm 80% thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Thảo Nguyên| 16/11/2017 08:53
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, ngay từ năm 2010, Bộ Y tế đã có các đề án kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa 227 TTHC. Việc đơn giản TTHC này đã giúp tiết kiệm 1.000 tỉ đồng mỗi năm.

Theo ông Quang, việc Bộ Y tế nỗ lực cải cách hành chính là thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, nhất là sau cuộc làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

“Như chúng ta cũng đã biết về cái vấn đề kiểm soát về TTHC hay cải cách TTHC nằm trong tổng thể của đề án cải cách TTHC nhà nước để xây dựng một nhà nước vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, kỷ cương và kỷ luật.

Sau đó, chúng ta tiến lên một bước nữa là xây dựng một nền hành chính liêm chính, kiến tạo và hoạt động vì mục đích của nhân dân và của doanh nghiệp", ông Quang cho hay.

Cắt giảm 80% thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm sẽ được cắt bỏ

Trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, Bộ sẽ giảm từ 54 điều kiện xuống còn 46 điều kiện; cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm giảm từ 57 điều kiện còn 48; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền từ 152 điều kiện còn 133 điều kiện.

Nhiều điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm không còn hiệu lực như: Không bị ngập nước, đọng nước; Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn; Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.

Với nhóm sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, vật liệu bao gói, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, doanh nghiệp sẽ không cần làm các thủ tục công bố hợp quy mà được phép tự công bố, và gửi 1 bản tới UBND cấp tỉnh và được phép sản xuất kinh doanh sau khi gửi bản công bố.

Tuy nhiên, Cục sẽ kiểm soát chặt với nhóm thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp sản xuất trong nước. Nhóm hàng hóa này sẽ phải được thẩm xét hồ sơ và sau khi được cấp giấy phép tiếp nhận mới được sản xuất kinh doanh.

Theo bà Nga, do hiện nay có 3 bộ, ngành cùng tham gia quản lý An toàn thực phẩm, đó là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương, cho nên trong phần đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính của Cục An toàn thực phẩm, có một số thủ tục hành chính mà Cục An toàn thực phẩm sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế để lãnh đạo Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xin cắt giảm (vì liên quan đến cả 3 bộ, ngành).

"Ngoài ra, những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm sẽ cùng Vụ Pháp chế báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế để xem xét đưa ra những quyết định cuối cùng liên quan đến cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế", bà Nga nhấn mạnh.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cắt giảm 80% thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm