Tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo

Ngô Chuyên| 17/10/2017 14:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mới đây, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh từ năm học 2017-2018.

Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung vượt quá mức độ học

Cụ thể, tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ GD-ĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học, thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐ (đối với cấp Tiểu học).

Tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo

Ảnh minh họa. 

Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 2 năm 2007 ban hành quy chế xếp hạng đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT (đối với học viên giáo dục thường xuyên.

Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập.

Đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành (đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông).

Tăng cường quản lý, chỉ đạo các hoạt đông dạy học, giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở/Phòng GD-ĐT xem xét, góp ý kế hoạch giáo dục của nhà trường trực thuộc để thống nhất trong quả lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

Tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy định hiện hành. Ảnh Hải Nam.

Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch đạt được ở các môn học, hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kế quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh.

Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường. Tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng “Trường học kết nối”.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy định hiện hành. Có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện chương trình,dạy thêm, học thêm, kiểm tra, đánh giá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo