Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng phải lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên

Xuân Diệp| 26/10/2017 13:52
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo văn bản hướng dẫn tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phải lấy ý kiến đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định.

Cụ thể những việc mà hiệu trưởng phải lấy ý kiến của tập thể trước khi quyết định như sau:

Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường trong năm học.

Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong trường.

Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường.

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng phải lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên

Ảnh minh họa. Hải Nam.

Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.

Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường. Báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ năm học.

Những vấn đề chưa có trong hướng dẫn thì hiệu trưởng sẽ áp dung theo quy định hiện hành của nhà trường.

Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường

Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục và chịu trách nhiệm trước pháp luật và hiệu trưởng về việc thi hành nhiệm vị, công vụ của mình.

Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định.

Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong trường. Trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình, nhà giáo, công chức, viên chức phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.

Thực hiện tốt Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức, tôn trọng đồng nghiệp và người học, bảo vệ uy tín của nhà trường.

Đối với việc cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường được biết, được tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong trường.

Cụ thể: Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của trường; Các khoản đóng góp của người học, kinh phí hoạt động của trường bao gồm nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn khác và quyết toán theo quy định hàng năm.

Các vụ việc tiêu cực, khiếu nại, tố cáo trong trường hợp đã kết luận

Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, công nhân viên, học sinh.

Việc thực hiện tuyển dụng, thi nâng ngạch, nâng lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.

Những vấn đề tuyển sinh và thực hiện quy chế thi trong năm học.

Báo cáo sơ kết, tổng kết năm học, nhận xét đánh giá công chức, viên chức hàng năm.

Đối với việc tổ chức thực hiện:

Sở GD-ĐT yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động tham mưu với Ban chỉ đạo quy chế dân chủ các quận, huyện, thị xã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc phòng về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện quy chế dân chủ gắn với tăng cường kỹ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với từng địa phương.

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng phải lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên

Trách nhiệm của hiệu trưởng, vai trò giám sát, kiểm tra của Hội đồng trường, Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Ảnh Vương Trần.

Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cho ban quản lý, giáo viên, nhân viên trong các đơn vị trực thuộc. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với công tác chỉ đạo chuyên môn, tăng cường nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tăng cường công tác kiểm tra về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ của các đơn vị thuộc phòng. Tổ chức việc sơ kết, tổng kết thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn, tổ chức tập huấn cho các đơn vị trực thuộc về nội dung xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị.

Đối với đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT:

Quán triệt sâu sắc về thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, trách nhiệm của hiệu trưởng, vai trò giám sát, kiểm tra của Hội đồng trường, Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Cập nhật quán triệt đầy đủ, kịp thời văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến thực hiện quy chế dân chủ.

Xây dựng kết hoạch về thực hiện quy chế dân chủ theo quy định tại Nghị định 04/2015/NĐ-CP.

Tăng cường kiểm tra nội bộ, bổ sung kế hoạch kiểm tra nội dung thực hiện quy chế dân chủ, đạo đức nhà giáo đối với các tổ bô môn, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường.

Thực hiện đầy đủ các quy định về nội dung, hình thức, thời điểm công khai theo quy định. Nâng cao vai trò hoạt động của Hội đồng theo quy định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng phải lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên