Năm sau các trường đại học được phép tự quyết định mức điểm sàn

Ngô Chuyên| 25/06/2017 17:24
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tại cuộc Họp báo thông báo kết thúc công tác coi thi, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết kể từ năm 2018 trở đi các trường đại học được tự quy định mức điểm sàn.

2018 các trường đại học tự xét mức điểm sàn

Chia sẻ về mức điểm sàn và công tác tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng bà Nguyễn Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD-ĐT cho biết: “Từ năm 2018 trở đi, khi các trường đã công khai thông tin đầy đủ, chuẩn xác về điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định thì mỗi trường sẽ tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào”.

Bà Phụng cũng nhấn mạnh: “Những nội dung công khai đó sẽ giúp xã hội giám sát chất lượng của nhà trường, giúp học sinh chọn được trường phù hợp. Đó cũng là quá trình đảm bảo quyền tự chủ của các trường”.

Năm sau các trường đại học được phép tự quyết định mức điểm sàn

Thí sinh phấn khởi bước ra khởi phòng thi, dường như kỳ thi đã giảm được rất nhiều áp lực so với trước đây. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT giao cho các Sở GD-ĐT tự tổ chức thi.

Năm 2017, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

Cũng tại cuộc họp báo này, Bộ GD-ĐT đã giải thích vấn đề 7 mã đề môn Vật lý phải đính chính. Ông Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT nói: “Do có ít thời gian để chuẩn bị đề thi nên không thể tránh sai sót. Thực tế, Bộ GD-ĐT chỉ có 2 tuần để chuẩn bị đề thi. Một tuần chuyển tới quy trình rà soát, kiểm định đề, gửi đi in sao ở các cơ sở. Trong tuần cuối cùng, Bộ GD-ĐT đã phát hiện có sai sót và bổ sung đính chính, gắn vào các mã đề để thể hiện sự minh bạch, chặt chẽ trong các khâu của quá trình ra đề”.

Trước đó, tại buổi thi môn Vật lý, sau khi nhận đề thi trong 24 mã đề thi chính thức có 7 mã đề phải đính kèm, theo như Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga giải thích đây là sai sót kỹ thuật trong quá trình in ấn. Bộ GD-ĐT đã chủ động phát hiện từ rất sớm và có văn bản gửi các điểm thi để hướng dẫn xử lý, nên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc làm bài của thí sinh cả nước.

Năm sau các trường đại học được phép tự quyết định mức điểm sàn

Trong đợt thi chỉ có 72 thí sinh bị đình chỉ thi (năm 2016 có 328 thí sinh bị đình chỉ thi)

Xây dựng đề thi trắc nghiệm dựa theo kinh nghiệm của Mỹ

Để xây dựng được các mã đề thi, Bộ GD-ĐT đã chủ trương xây dựng ngân hàng đề thi chuẩn hóa ra thành các giai đoạn và được thử nghiệm với học sinh lớp 12.

Từ tháng 3 đến tháng 5/2017, Bộ GD-ĐT đã chọn mẫu chuẩn hóa thử nghiệm cân bằng độ khó giữa các câu trong đề thi. Bộ cũng xây dựng 24 mã đề khác nhau, xuất phát từ 4 đề gốc nhưng trong quy chế không quy định điều này.

Ở mỗi đề thi có 4 mức độ: từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao… Hội đồng thi sẽ rút các câu hỏi trong ngân hàng ma trận đề, trên cơ sở đó chọn đề thi gốc để đọc và thẩm định.

Chia sẻ với báo chí về kinh nghiệm xây dựng đê thi trắc nghiệm ông Sái Công Hồng cho biết: “Đề thi trắc nghiệm THPT quốc gia có sự chuẩn hóa theo kinh nghiệm của Mỹ - nơi đã có nhiều kinh nghiệm làm thi trắc nghiệm. Vì vậy, việc hoàn thiện cách làm sẽ không thể trong một sớm, một chiều”.

Bên cạnh đó, độ vênh của toàn đề thi với nhau chứ không thể so sánh độ vênh của các câu hỏi. Chỉ khi phân tích điểm trung bình của mã bài thi sau khi có kết quả mới có thể chứng minh được về độ khó của các đề thi khác nhau có tương đương hay không.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm sau các trường đại học được phép tự quyết định mức điểm sàn