Tủi hờn phận làm dâu vì không môn đăng hộ đối

Tuyết Nhung| 28/12/2016 07:20
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Dù đã ở thời đại này nhưng nhiều gia đình vẫn đặt nặng vấn đề môn đăng hộ đối. Dù có yêu và cưới nhau nhưng sự kém cạnh về bề thế gia đình cũng khiến cho các nàng dâu cảm thấy tủi hờn khi bị đối xử phân biệt tại nhà chồng.

Trang và Kiên quen nhau từ khi học chung trường đại học. Trang là cô gái ở tỉnh lẻ nhưng học giỏi và nết na. Trong khi đó Kiên lại là con một của một gia đình kinh doanh giàu có và bố mẹ rất gia trưởng.

Tủi hờn phận làm dâu vì không môn đăng hộ đối

Họ học cùng nhau 3 năm đại học và đến năm cuối cùng thì yêu và bắt đầu hẹn hò. Khi vừa ra trường, Trang đã tìm được cho mình một công việc ổn định còn Kiên về tiếp quản chuyện kinh doanh của gia đình.

Hai người họ ngày càng yêu nhau say đắm và chàng trai bắt đầu đề cập đến vấn đề kết hôn. Vì biết gia đình Kiên rất quan trọng việc môn đăng hộ đối nên Trang tỏ ra hơi e ngại. Nhưng chàng trai kiên quyết sẽ thuyết phục được bố mẹ mình.

Đúng như vậy, Kiên dùng đủ các biện pháp để đòi bố mẹ cho mình cưới Trang. Vì nhà con một nên bố mẹ cũng đã thuận theo ý Kiên và để Trang về làm dâu. Những tưởng từ đó Trang sẽ có một cuộc sống hạnh phúc với người chồng yêu thương mình và gia đình chồng khá giả.

Nhưng không, ngày Trang bước lên xe hoa cũng là ngày cô phải chấp nhận một cuộc sống tủi nhục, khinh rẻ từ phía gia đình chồng. Vì nhà nghèo còn ở tỉnh xa nên bố mẹ Kiên thường xuyên nói xoáy và chửi đổng Trang khiến cô nhiều lần phải vào phòng đóng cửa khóc một mình.

Trong công việc nhà hay ra ngoài, chưa bao giờ mẹ Kiên giới thiệu hay cười nói với Trang dù chỉ một lần. Bà khinh cô ra mặt. Có lần mọi người hỏi thăm "con dâu bà đâu mà sao không thấy sang ăn cỗ", bà thản nhiên nói "nó như cái bóng trong gia đình tôi có ai biết gì đâu mà hỏi" trong khi Trang chỉ ngồi cách đó không xa. Sự việc khiến Trang quá tủi thân và cô phải chạy về nhà ngay lúc đó vì không muốn để mọi người thấy mình khóc.

Tủi hờn phận làm dâu vì không môn đăng hộ đối

Cô cũng có tâm sự với Kiên nhưng dường như lời nói của Kiên lúc này cũng không còn trọng lượng với bố mẹ anh. Trang cũng chỉ biết cúi mặt ăn cơm, lau dọn nhà cửa và sách túi đi làm. Còn mọi công to việc lớn trong gia đình cô không được tham dự và cũng không thể có ý kiến gì.

Nhiều lần không chịu được áp lực, Trang đã yêu cầu Kiên chia tay nhưng vì tình yêu cô lại nuốt nước mắt để ở lại. Nhưng sống trong một gia đình nhà chồng đầy sự khinh miệt như thế này cô cũng không biết mình sẽ trụ lại được bao nhiêu lâu.

Ngồi trong căn phòng lạnh tanh cô chợt nhận ra: tiến tới hôn nhân thì phải dựa trên tình yêu nhưng hôn nhân không chỉ là yêu, vẫn cần xem xét những khía cạnh khác. Hôn nhân không chỉ đơn giản là việc ngắm nhau rồi cười. Khi những rung động, xúc cảm ban đầu không còn nữa, hôn nhân sẽ dễ dàng rơi vào bế tắc nếu không thể giải quyết được những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra vì sự khác biệt quá lớn giữa 2 vợ chồng. Nếu chênh lệch quá nhiều về trình độ học vấn, về điều kiện kinh tế, về văn hoá gia đình, thì liệu rồi chúng ta có thể tôn trọng và hoà hợp với bạn đời của mình được bao nhiêu phần trăm?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tủi hờn phận làm dâu vì không môn đăng hộ đối