Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng

Mai Đỉnh| 15/10/2017 17:02
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Suốt một tuần qua, Bắc bộ và Bắc trung bộ đã trải qua một đợt lũ lụt kinh hoàng, gây nên những cảnh tang thương cho các khu vực bị ảnh hưởng.

Nước lũ tràn về, đã cuốn trôi tất cả nhà cửa, tài sản của người dân. Sạt lở đồi núi, nhiều tuyến đường lên phía Bắc bị chia cắt, nhiều nơi bị cô lập. Theo thông tin mới nhất về thiệt hại do mưa đợt mưa lũ lịch sử vừa qua từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết: 

Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng

Số người chết: 68 người, tăng 8 người so với báo cáo ngày 13/10 (Sơn La: 06 người; Yên Bái: 14 người, tăng 07 người; Hòa Bình: 20 người; Thanh Hóa: 16 người, tăng 01 người; Nghệ An: 09 người, Hà Nội: 02 người; Quảng Trị: 01 người)

Số người mất tích: 34 người (Sơn La: 02 người; Yên Bái: 14 người, giảm 3 người; Hòa Bình: 13 người, Thanh Hóa: 05 người)

Số người bị thương: 32 người (Sơn La: 04 người; Yên Bái: 08 người; Thái Bình: 06 người; Hòa Bình: 08 người; Thanh Hóa: 05 người; Hà Tĩnh: 01 người).

Thiệt hại tiêu úng: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tính đến chiều ngày 14/10/2017 diện tích ngập úng còn 126.515ha. Dự kiến, tình hình ngập úng nặng sẽ còn tiếp diễn trong 5-7 ngày tới ở các tỉnh Hà Nam và Nam Định, 3-5 ngày ở các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình.

Thiệt hại về nông, lâm nghiệp: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 15h ngày 13/10/2017 diện tích ngập úng còn 158.000ha (giảm 17.021ha), trong đó Hòa Bình: 10.000ha, Phú Thọ: 1.809ha; Bắc Ninh: 190ha, Hưng Yên: 850ha, Hải Dương: 460ha, Nam Định: 43.942ha, Hà Nam: 9.356ha, Thái Bình: 40.000ha, Ninh Bình: 14.000ha, Thanh Hóa: 27.405ha, Nghệ An: 10.423ha. Dự kiến, tình hình ngập úng sẽ còn tiếp diễn trong 5-7 ngày tới và có nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại.

Cây trồng lâu năm, hàng năm và cây ăn quả tập trung: 16.303ha (Hà Nội: 218ha, Hưng Yên: 500ha, Hà Nam: 750ha, Thanh Hóa: 13.375ha, Nghệ An: 1.461ha).

Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng

Thiệt hại về giao thông:

Tại Yên Bái: Hiện đã khắc phục tạm thời tuyến đường quốc lộ 32, đường tỉnh lộ 164 và đang nỗ lực khắc phục tuyến đường tỉnh lộ 174.

Tại Hòa Bình: Tuyến quốc lộ 6 đoạn từ km131+050 đến km 131+250 và 07 tuyến đường tỉnh (432, 433, 435B, 438, 438B, 448, 450) hiện vẫn đang tắc do sạt lở và ngập úng.

Tại Sơn La: Các tuyến quốc lộ có khoảng 945 vị trí sụt lún, bồi lấp gây ách tắc giao thông 98 vị trí (quốc lộ 37 có 34 vị trí, QL43 có 64 vị trí), hiện nay đã thông tuyến; một số tuyến đường tỉnh vẫn còn bị ách tắc giao thông. Đường giao thông đến xã Mường Bang, Sập Xa, huyện Phù Yên; xã Chiềng Yên, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men, Liên Hòa, Mường Tè huyện Vân Hồ hiện vẫn bị cô lập (cầu Bản Đông xã Tường Phù, cầu gỗ xã Mường Cơi, cầu tại QL37, cầu Bản Kháng bị cuốn trôi; cầu Gia Phù bị trôi 02 mố.

Tại Thanh Hóa: Các tuyến quốc lộ đã cơ bản khắc phục thông tuyến, hiện còn các tuyến quốc lộ 16, 47, 47C vẫn bị sạt lở, ách tắc; các tuyến tỉnh lộ đã cơ bản thông tuyến, hiện chỉ còn tỉnh lộ 519B chưa thông tuyến.

Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng

Sự cố đê điều: Theo báo cáo của Vụ Quản lý đê điều, tính đến 21h ngày 13/10 đã xảy ra các sự cố đê điều trên các tuyến đê, cụ thể như sau:

Tại Hà Nội: Các tuyến đê từ cấp III trở lên: xảy ra 01 sự cố sạt lở mái đê (K15+965-K15+996 tả Đáy, huyện Hoài Đức, địa phương đã xử lý bước đầu; các tuyến đê dưới cấp III: đã bị tràn 3 đoạn với tổng chiều dài khoảng 1.100m tại huyện Mỹ Đức; sạt lở 1 đoạn bờ sông dài 10m tại huyện Mỹ Đức.

Tại Hà Nam: Trên tuyến tả Đáy (đê cấp III) đã xảy ra 04 sự cố sạt mái đê với tổng chiều dài 125m.

Tại Thái Bình: Xảy ra 01 sự cố lún, sập đường đỉnh kè Nhật Tảo tại K140 đê tả Hồng Hà I (đê cấp II).

Tại Nam Định: Trên các tuyến đê từ cấp III trở lên xảy ra 6 sự cố sạt mái đê với tổng chiều dài 1.178m, 01 sự cố rò rỉ qua thân đê, 01 sự cố thẩm lậu, 01 sự cố đùn sủi, 02 sự cố sạt lở bờ sông.

Tại Thanh Hóa: Trên các tuyến đê từ cấp III trở lên: Xảy ra 05 sự cố sạt lở mái phía sông, đồng với chiều dài 167m; 01 sự cố nứt đê dài 150m; 07 sự cố thẩm lậu, đùn sủi, lỗ rò; 03 sự cố cống qua đê; tràn cục bộ 07 đoạn đê với tổng chiều dài 3.276m; 02 sự cố sạt bờ sông và bờ kè; trên các tuyến đê dưới cấp III, đê bối, đê bao: Xảy ra 13 sự cố sạt lở mái đê với tổng chiều dài 815m; 10 sự cố thẩm lậu, đùn sủi, lỗ rò; 06 sự cố cống qua đê; 01 sự cố nứt dọc mặt đê dài 70m;12 đoạn đê bị nước tràn qua; vỡ 3,0m đê bao Tế Nông bảo vệ 40ha trồng cói. Địa phương đã kịp thời phát hiện và xử lý giờ đầu các sự cố nêu trên.

Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng

Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng

Sáng ngày 13/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái), một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề trong cơn lũ vừa qua.

Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng

Đồ họa - Dữ liệu: Mai Đỉnh

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mưa lũ lịch sử, những con số đau thắt lòng