Nạn nhân vụ "Lừa đảo vàng London" bán một phần bộ sưu tập đồ cổ giá trị

Trâm Anh (theo South China Morning Post)| 16/03/2019 06:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nạn nhân có thiệt hại lớn nhất trong vụ lừa đảo giao dịch vàng thỏi ở Hồng Kông phải bán một phần bộ sưu tập huyền thoại cổ vật gốm sứ Trung Quốc của mình.

Đó là một bộ sưu tập độc nhất vô nhị, nhưng sau khi mất 74 triệu đô la Mỹ trong một vụ lừa đảo kinh doanh vàng thỏi, nhà sưu tập đồ cổ 85 tuổi Ko Shih-k’o đang phải bán một số đồ gốm quý trong bộ sưu tập giá trị của mình.

Nạn nhân vụ

Nhà sưu tập đồ cổ Ko Shih-k’o.

Bộ sưu tập gốm sứ Trung Quốc thuộc gia đình Ko được ví như là một huyền thoại trong giới cổ vật. Những người sành đồ cổ từng đến nhà Ko Shih-k’o ở Vịnh Repulse thường mô tả nó như một kho báu chứa đầy những cổ vật ngang tầm một bảo tàng. Được gọi là “Tianminlou” (có thể được dịch là Hội trường Nhân dân, hay Hội trường của sự hiểu biết), bộ sưu tập được bắt đầu bởi cha của Ko, Ko Shih-cao, người bắt đầu mua gốm sứ nhà Nguyên, Minh và Thanh từ những năm 1950, ngay sau khi ông từ Thượng Hải chuyển đến Hồng Kông sinh sống.

Ko Shih-cao từng là một nhà báo ở đại lục, có con mắt kinh doanh cũng như hiểu biết về đồ cổ. Ông đã kiếm được nhiều tiền trong ngành sản xuất điện tử, đã thành lập Công ty Điện lục địa ở Hồng Kông vào năm 1972. Đầu những năm 80, ông đã nhờ con trai ở đại lục của mình là Ko Shih-k’o cùng quản lý bộ sưu tập đồ cổ của mình.

Ko Shih-k'o đã từng công khai tuyên bố rằng, trước khi Ko Shih-cao qua đời vào năm 1992, anh đã hứa với cha mình rằng anh sẽ không bán bộ sưu tập vào thời điểm đó đã có hơn 600 cổ vật. Đáng buồn thay, Ko Shih-k'o, cựu chủ tịch của Hội Min Chiu - một nhóm các nhà sưu tầm cổ vật địa phương - đã trở thành nạn nhân của “vụ lừa đảo vàng London” – vụ lừa đảo kinh doanh vàng lớn nhất Hồng Kông năm 2016 và cuối cùng đã bỏ ra 580 triệu đô la Hồng Kông (74 triệu đô la Mỹ) vào những giao dịch vàng thỏi giả trong hơn hai năm. Mười bốn người liên quan tới vụ lừa đảo đã bị bắt vào tháng 1 vừa rồi và cảnh sát đã đóng băng 220 triệu đô la Hồng Kông trong các tài khoản ngân hàng liên quan đến vụ án. Những mất mát đó đồng nghĩa với việc Ko sẽ phải chia tay với một số cổ vật trong bộ sưu tập yêu quý của mình.

Tại phiên bán đấu giá giữa mùa của China Guardian tại Bắc Kinh, được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 3, sẽ có 110 cổ vật từ bộ sưu tập Tianminlou (từ những đĩa sứ men xanh của triều đai Càn Long (1735) -1796) có giá từ 70.000-100.000 nhân dân đến một chiếc bình gốm Ru có tay cầm “như ý” từ thời Hoàng đế Ung Chính (1723-1735) có giá trị từ 1,2 triệu đến 2,2 triệu nhân dân tệ.

Nạn nhân vụ

Một món đồ cổ thuộc bộ sưu tập “Tianminlou” sẽ được bán đấu giá ở Sotheby’s ở Hong Kong vào ngày 3 tháng 4 tới.

Sau đó, vào ngày 3 tháng Tư, 18 món đồ sứ triều đại Minh và Thanh sẽ được bán tại các cuộc đấu giá mùa xuân Sotheby’s ở Hồng Kông. Nổi bật trong đó là ba món đồ gốm màu xanh và trắng có niên đại từ thời Minh Thành Tổ và Minh Tuyên Tông thế kỷ 15, và có giá trị từ 8 triệu đô la đến 12 triệu đô la Hồng Kông mỗi chiếc.

Ko cũng được cho là đã sử dụng một phần trong bộ sưu tập của mình để thế chấp cho khoản vay tư nhân vào tháng 9 năm ngoái. Theo Apple Daily, nhà tài chính Eugene Chuang Yue-chien, chủ nợ, có thể đã bán các cổ vật khi Ko trễ hạn trả nợ nhưng thực ra ông ta đã trì hoãn vì không biết những cổ vật đó có giá trị như thế nào. Điều này đã cho Ko thêm thời gian để lấy lại tài sản đã thế chấp.

Những khó khăn tài chính được công bố rộng rãi của Ko đã đặt ra câu hỏi liệu sẽ có một triển lãm “Tianlouou” tại Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông sắp khai trương ở Tsim Sha Tsui hay không. Theo tin từ China Guardian và The Value, một trang web đã phỏng vấn Ko thì một phần từ bộ sưu tập sẽ được trưng bày như một phần của bảo tàng trong mùa khai trương vào tháng 11. Ko hiện vẫn từ chối bình luận về việc này.

Ko là một trong bảy nhà đầu tư đã mất tổng cộng gần 620 triệu đô la Hong Kong trong một vụ lừa đảo liên quan đến giao dịch vàng trên thị trường London được biết đến với tên “lừa đảo vàng London”. Theo trang web của cảnh sát Hong Kong, những kẻ lừa đảo thường dụ nạn nhân vào các giao dịch kim loại quý thông qua các cuộc gọi ngẫu nhiên. Sau đó, những kẻ lừa đảo yêu cầu các nạn nhân gửi tiền vào tài khoản đầu tư và ký các văn bản ủy quyền cho bên thứ ba giao dịch.

Cuối cùng, nạn nhân phát hiện mình mất tất cả vốn và hoa hồng cùng các tổn thất đầu tư lớn từ các giao dịch thường xuyên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nạn nhân vụ "Lừa đảo vàng London" bán một phần bộ sưu tập đồ cổ giá trị