Tháng 7/2018, Pháp đoạt Cúp vô định bóng đá thế giới, người dân xuống đường trong bầu không khí lễ hội. Thế nhưng, người đân Pháp đã không thể được hưởng trọn vẹn niềm vui đó cho đến khi năm 2018 qua đi.
Sáu ngày thứ Bảy cuối tuần, người dân Pháp xuống đường biểu tình tạo thành phong trào có tên gọi “Áo vàng” - mà sau đó đã “lây lan” ra một số quốc gia châu Âu khác. Paris hoang tàn như có nội chiến.
Khải Hoàn Môn, biểu tượng của nước Pháp bị phá hoại, bị bôi bẩn bằng những chất khó tẩy rửa. Đại lộ Champs - Elysées như là một bãi chiến trường. Gạch lát đường, song sắt bảo vệ cây bị cậy phá. Các cửa hiệu thương hiệu cao cấp bị cướp phá. Hàng quán bị đập vỡ…
Những người tham gia phong trào "Áo vàng" biểu tình ở đại lộ Champs-Elysées, Paris lần thứ tư, ngày 8/12
Paris hoang mang vì “khủng hoảng Áo vàng”
Ngày 17/11, các cuộc biểu tình của phong trào Áo vàng đã bắt đầu nhằm phản đối tăng thuế xăng dầu, sau đó nhanh chóng biến thành cuộc nổi dậy chống lại những chính sách của Tổng thống Emmanuel Macron. Ba người đã thiệt mạng.
Kinh đô Paris hoa lệ của Pháp chìm trong bạo lực với đốt phá, đụng độ, hơi cay trong bạo loạn “áo gile vàng”. Người biểu tình tự lấy tên là phong trào “áo gile vàng” - chiếc áo của những người hoạt động trong ngành công nghiệp vận tải.
Các cuộc biểu tình của phong trào “áo gile vàng” đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế đất nước, đặc biệt ở Paris, ảnh hưởng đến các nhà bán lẻ, chuỗi khách sạn, cửa hàng cao cấp và nhà hàng.
Ngày 3/12, trong cuộc họp với hiệp hội kinh doanh và các nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng bởi phong trào biểu tình, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire lưu ý, doanh thu của những ngành này đã bị ảnh hưởng từ 15 - 50%. Trong khi đó, các nhà bán lẻ bị sụt giảm doanh thu từ 20-40%, ngành khách sạn giảm từ 15-25%, các nhà hàng - tuỳ vị trí - chứng kiến sụt giảm từ 20-50%.
Mặc dù Paris là nơi chịu tổn hại nghiêm trọng nhất, song hiện trạng này đang tiếp tục diễn ra trên toàn nước Pháp và sẽ còn tiếp tục gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, ông Le Maire đã nhận định như vậy ở thời điểm phong trào biểu tình Áo vàng đã diễn ra đến tuần thứ ba liên tiếp.
Người biểu tình "Áo vàng" tại Pháp theo dõi bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Macron
Ngày 10/12, sau nhiều tuần im lặng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã buộc phải lên tiếng để xoa dịu một tầng lớp dân chúng từ nhiều tuần nay tranh đấu đòi cải thiện đời sống bằng biện pháp đóng chốt ở các trục giao thông và biểu tình trong bạo động ở thành phố lớn, chẳng hạn như quyết định tăng lương tối thiểu (SMIC) thêm 100 euro/tháng, để nâng cao sức mua của những người có thu nhập thấp.
Sau những nhân nhượng nói của Tổng thống Macron, một số nhân vật ôn hòa trong phong trào rằng đã đến lúc phải tạm ngưng xuống đường, để đối thoại với chính phủ. Nhưng những nhân vật cứng rắn thì cho là các biện pháp mà ông Macron đưa ra là “không đầy đủ”… Và cuộc biểu tình vào ngày 15/12, ngày thứ Bảy tuần thứ tư của phong trào Áo vàng, đã diễn ra.
Và tất cả vẫn cứ tiếp diễn…
Giọt nước tràn ly
Ngày 24/12, khi gần như tất cả mọi người dân trên thế giới đang hòa chung trong không khí tưng bừng của ngày Giáng sinh, nước Pháp vẫn không thoát khỏi không khí căng thẳng do cuộc "khủng hoảng Áo vàng" gây ra.
Ngày 22/12, ngày thứ Bảy của tuần thứ sáu cuộc những người tham gia phong trào Áo vàng xuống đường biểu tình. Paris hỗn loạn! Hai sự cố xảy ra trong cuộc biểu tình thứ sáu hôm thứ Bảy ngày 22/12 đã khiến cho "giọt nước tràn ly".
Vụ thứ nhất liên quan đến 3 nhân viên cảnh sát chạy mô tô, bị đám đông biểu tình xông tới ném đá và hành hung ở góc hai đại lộ Champs-Élysées và Georges V, gần Khải Hoàn Môn. Một trong ba người đã phải rút súng ngắn chĩa vào kẻ hành hung để có thể tháo chạy. Hai người còn lại sau đó cũng đã phải đèo nhau trên một chiếc mô tô, bỏ chạy khi bị đám đông đuổi theo ném đá dữ dội. Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đã gọi đó là những hành vi bạo lực mà ông cho là "không thể tin được" nhắm vào cảnh sát. Một cuộc điều tra đã được mở ra về vụ này.
Hai sự cố xảy ra trong cuộc biểu tình thứ sáu hôm thứ Bảy ngày 22/12 đã khiến cho "giọt nước tràn ly".
Vụ thứ hai liên quan đến một nhóm Áo vàng, tập hợp trên đồi Montmartre, ngay trước Nhà Thờ Sacré-Cœur và hát một bài hát với nội dung bài Do Thái. Không chỉ thế, vào buổi tối, khi cuộc biểu tình đã kết thúc, một bà cụ người Do Thái, trên tàu điện ngầm, đã bị ba người mặc Áo vàng nói những lời "khó nghe" và có những hành động khó chấp nhận. Một nhà báo đã ghi lại cảnh tượng này và cho công bố trên mạng, gây nên một làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner đã lên án một hành vi bỉ ổi, và hứa là những thủ phạm sẽ bị trừng trị.
Theo Bộ Nội vụ Pháp, tổng cộng có khoảng 38.600 người tham gia các cuộc biểu tình trên khắp cả nước trong ngày 22/12, giảm 66.000 người so với cuối tuần trước đó. Mặc dù vậy, những cuộc biểu tình liên tiếp vào các ngày thứ Bảy hàng tuần đã trở thành nỗi ám ảnh thực sự đối với chính phủ Pháp, các nhà cầm quyền của thủ đô Paris hoa lệ và cho toàn nước Pháp.
Tháng 7/2018, Pháp đoạt chiếc Cúp Vàng vô địch World Cup 2018. Người dân nước Pháp khi ấy đã xuống đường trong bầu không khí lễ hội thực sự. Thế nhưng, với những gì đang diễn ra tại Paris, nơi phong trào biểu tình biến thành bạo loạn và dường như không có dấu hiệu hạ nhiệt, họ đã không thể được hưởng trọn vẹn niềm vui đó cho đến khi năm 2018 qua đi.
Chiếc “Áo vàng” thực sự đã phá hỏng bữa tiệc cuối năm của nước Pháp, khi mà vào hai ngày trước lễ Giáng sinh, Paris đã hỗn loạn bởi cuộc biểu tình thứ sáu của những người Áo vàng; và đặc biệt là hai sự cố xảy ra trong cuộc biểu tình này đã khiến cho "giọt nước tràn ly".