Lợi nhuận kỷ lục nhờ giá hàng hóa tăng

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 15:08, 04/08/2018

Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (HNX-UPCOM: “MSR”, “Masan Resources” hoặc “Công ty”), một trong những nhà sản xuất hóa chất hàng đầu trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản tại Việt Nam, công bố kết quả kinh doanh của nửa đầu năm 2018.

Giá vonfram tiếp tục tăng cao hơn trong nửa đầu năm 2018 do nhu cầu vượt cung và các hoạt động thanh tra môi trường tại Trung Quốc tiếp tục được thực hiện trong Quý 2/2018. Sản lượng sản xuất trong quý vừa qua bị giảm nhẹ do phẩm cấp của quặng đầu vào thấp hơn. Với khả năng tận dụng sức mạnh thương hiệu của mình để đảm bảo nguồn tinh quặng cho bên thứ ba trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung tinh quặng trên toàn cầu, Công ty đã đạt được lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông Công ty kỷ lục 300 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018, tăng 376,2% so với cùng kỳ năm ngoái.     

Kết quả kinh doanh nổi bật đầu năm 2018

Doanh thu thuần tăng 26,6% – Doanh thu thuần của MSR đạt 3.239 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018, tăng 26,6% so với 2.559 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2017, dù sản lượng bán ra của vonfram, đồng và florit trang nửa đầu năm đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Lượng đồng tồn kho vẫn duy trì ở mức cao và Ban Điều hành đang kiểm soát lượng bán chỉ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Tuy sản phẩm bán ra được dự báo giảm, nhưng giá tham chiếu tất cả các sản phẩm của MSR lại tăng lên trong nửa đầu năm 2018. Giá tham chiếu của vonfram vào cuối Quý 2/2018 đã tăng 7,4% so với mức giá vào cuối Quý 1/2018. Chiến lược tăng giá thực hiện bán (price realization) của Ban Điều hành đã cho thấy hiệu quả khi doanh thu từ hoá chất vonfram tiếp tục tăng theo từng quý.      

EBITDA đạt 1.691 tỷ đồng – EBITDA của MSR tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên EBITDA trong nửa đầu năm 2018 đạt 52,2%, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2017. Đồng là một trong những sản phẩm có biên EBITDA cao nhất của MSR, và Ban Điều hành sẽ tiếp tục kiểm soát việc bán đồng để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nội địa nhằm ổn định thị trường, và điều này đã làm cho biên EBITDA bị điều chỉnh nhẹ. Lượng đồng bán ra trong nửa đầu năm 2018 thấp hơn 47,4% so với cùng kỳ năm 2017. Giá sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm tăng so với cùng kỳ do phẩm cấp của quặng vonfram và florit được dự báo thấp hơn. Phẩm cấp của quặng là một hàm số được dựa trên địa điểm khai thác mỏ và được kỳ vọng sẽ giữ nguyên trong suốt năm tài chính. Ban Điều hành không ngừng thắt chặt kiểm soát chi phí và đẩy nhanh quá trình nghiệm thu các dự án nâng cao năng suất, đặc biệt chu trình tuyển vonfram và florit, qua đó giúp Dự án Núi Pháo tiếp tục duy trì vị trí là một trong những nhà sản xuất khoáng sản quy mô lớn với chi phí sản xuất thấp nhất.   

Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông Công ty tăng 376.2% - MSR ghi nhận khoản lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty trong nửa đầu năm 2018 là 300 tỷ đồng, tăng 237 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty trong Quý 2/2018 đạt 183 tỷ đồng, đây là quý thứ 2 liên tiếp MSR phá kỷ lục về lợi nhuận thuần phân bổ hàng quý. MSR đang thảo luận với các tổ chức tài chính để có thể tái cơ cấu các khoản nợ hiện hữu bằng việc gia hạn thời điểm đáo hạn của các khoản nợ để tối ưu hoá dòng tiền thu được trong ngắn hạn.

Lợi nhuận kỷ lục nhờ giá hàng hóa tăng

Phát triển thị trường, nguồn cung thấp giúp giá Vonfram duy trì ở mức cao

Như đã thảo luận từ đầu năm tài chính, các diễn biến địa chính trị và tốc độ sản xuất chậm lại của Trung Quốc tiếp tục là rủi ro chính đối với giá cả hàng hóa. Vì các chính sách chính trị và thương mại ngày càng trở nên rõ ràng hơn và khó thay đổi nên đà tăng giá của hàng hoá được dự báo sẽ chậm lại và mức giá trong tương lai được kỳ vọng sẽ ở trong khoảng gần với mức giá hiện nay.    

Ban Điều hành vẫn luôn theo sát tình hình kinh tế thế giới khi mà chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những diễn biến mới. Tuy nhiên, với các hoạt động bảo hộ kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc, chính phủ hai nước được cho là sẽ phải tăng cường dự trữ đối với những loại nguyên liệu chiến lược như vonfram và florit.

Các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn được duy trì và ngày càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung vonfram, đặc biệt là tại Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi. Nền kinh tế giảm tốc có khả năng sẽ khiến Trung Quốc xuất khẩu nhiều vonfram hơn cho thị trường ngoài Trung Quốc, và điều này sẽ khiến giá vonfram giảm. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đang thiếu nguồn cung và Trung Quốc tiếp tục duy trì hoạt động thanh tra môi trường tại tỉnh Giang Tây và quản lý quota xuất khẩu, thì ảnh hưởng lên nguồn cung vonfram vẫn sẽ rất hạn chế. 

Mùa hè tại Châu  u là thời điểm mà giá hàng hoá bắt đầu chu kỳ mới, với giá vonfram tại ngày 30/6/2018 là 349 USD/mtu và đã giảm xuống 338 USD/mtu tại thời điểm báo cáo. Nếu không có diễn biến địa chính trị quan trọng nào xảy ra, Ban Điều hành kỳ vọng mức giá tham chiếu cho vonfram sẽ phục hồi vào cuối mùa hè tại Châu Âu.

Lợi nhuận kỷ lục nhờ giá hàng hóa tăng

Hoạt động kinh doanh nổi bật: nhiều cơ hội để gia tăng giá

Công tác nghiệm thu các dự án nâng cao năng suất tiếp tục đem lại hiệu. Chu trình nâng cấp tuyển trọng lực vonfram đã giúp tăng tỷ lệ thu hồi vonfram tăng thêm 4,5%. Khi thực hiện nâng cao năng suất thành công, Ban Điều hành sẽ tiếp tục tính toán việc hạ thấp phẩm cấp đối với quặng vonfram và florit tại Dự án Núi Pháo.

Trong 3 tháng đầu năm 2018, Ban Điều hành đã tiến hành rà soát nội bộ về hiệu suất sản xuất của chu trình tuyển florit do sản lượng tháng 2 thấp, với tỷ lệ thu hồi giảm 14,3% so với cùng kỳ 2017. Qua đó, Ban Điều hành đã xác định được nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời. Nhờ đó, tỷ lệ thu thồi florit trong Quý 2/2018 đã tăng 24% so với quý trước.

Lợi nhuận kỷ lục nhờ giá hàng hóa tăng

Tầm nhìn chiến lược và tài chính năm 2018

Nhờ vào kết quả kinh doanh cao trong nửa đầu năm 2018 và giá hàng hóa thuận lợi như hiện nay, Ban Điều hành tin tưởng Công ty có thể đạt được doanh thu thuần 7.300 – 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông Công ty đạt 600 – 1.000 tỷ đồng đúng như dự báo trong thông cáo báo chí trước đây.     

Về mặt chiến lược, MSR tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành nhà sản xuất hóa chất và kim loại công nghiệp cao cấp tích hợp hoàn toàn với tầm cỡ thế giới. Hiện tại, Ban Điều hành hiện đang trong quá trình thương thảo để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cả về sản xuất hóa chất và kim loại công nghiệp cao cấp tích hợp và đảm bảo nguồn cung.  

Masan Resources là nhà cung cấp hàng đầu các khoáng sản quan trọng như Vonfram, Florit và Bismuth.  Hiện nay, Masan Resources đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim hàng đầu thế giới tại miền Bắc Việt Nam. Tầm nhìn của Masan Resources là nhằm chứng tỏ với thế giới rằng một công ty Việt Nam có thể dẫn dắt sự thay đổi của thị trường vonfram toàn cầu.

PV