Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Nhóm PV| 17/12/2015 19:23
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Được nói lời sau cùng, Nguyễn Hải Dương gửi lời xin lỗi đến gia đình bị hại và hai bị cáo Tiến, Thoại, đồng thời Dương cũng xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho Tiến. Chỉ vì một phút nông nổi, bị cáo đã gây nỗi đau không gì bù đắp nổi cho gia đình nạn nhân.

Sáng nay, TAND tỉnh Bình Phước đã mở phiên tòa xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước khiến 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) tử vong.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Các bị cáo tại phiên xét xử hôm nay

Ba bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang, tạm trú tại huyện Hóc Môn, TP.HCM); Vũ Văn Tiến (tên gọi khác là Bé, 24 tuổi, nguyên quán Bình Phước, tạm trú tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long, tạm trú tại Q.Gò Vấp, TP.HCM). Cả 3 bị cáo đều bị truy tố về hai tội “giết người” và “cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 93 và Điều 133 Bộ luật Hình sự.

Thành phần HĐXX gồm: Ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước (chủ tọa); ông Hoàng Minh Thịnh, Phó Chánh tòa Hình sự TAND tỉnh và 3 Hội thẩm nhân dân. Ông Lê Đức Xuân, Viện trưởng VKSND tỉnh và ông Nguyễn Quốc Hân, Trường phòng 1 giữ quyền công tố.

Luật sư Hoàng Kim Vinh bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp cho bị cáo Nguyễn Hải Dương; Luật sư Lê Văn Nam bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Tiến; Luật sư Phạm Quốc Hưng và Nguyễn Quốc Anh bào chữa cho bị cáo Trần Đình Thoại. Luật sư Đào Xuân Thành nhận bào chữa miễn phí cho gia đình 6 nạn nhân.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Dẫn giải các bị cáo đến Tòa

Khi các bị cáo được đưa đến phiên xử, người nhà nạn nhân và hàng ngàn người dân có mặt tại phiên tòa đều tỏ ra phẫn nộ và có phản ứng mạnh mẽ, nhưng lực lượng chức năng kịp thời ổn định tình hình.

Đại diện VKSND tỉnh Bình Phước công bố cáo trạng, miêu tả lại quá trình giết hại 6 người trong gia đình ông Mỹ của Dương và Tiến. Khi nghe đại diện VKS đọc bản cáo trạng, 3 bị cáo cúi gằm trước vành móng ngựa, trong khi người nhà bị hại khóc ngất, la hét.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Rất đông người dân đến tham dự phiên tòa 

Theo cơ quan công tố, Dương đã chuẩn bị hung khí và lợi dụng nạn nhân Vỹ để thực hiện tội ác mình. Dương đóng vai trò chủ mưu và trực tiếp thực hiện hành vi sát hại 6 nạn nhân. Tiến có hành vi siết cổ các nạn nhân để Dương dùng dao đâm. Sau khi giết chết 6 người trong gia đình ông Mỹ, Dương và Tiến còn thực hiện hành vi cướp tài sản. Với bị cáo Thoại, mặc dù không trực tiếp tham gia gây án, nhưng Thoại là người giúp sức, mua dao cho Dương thực hiện hành vi.

Cơ quan công tố nhận định, hành vi của 3 bị cáo phạm tội Giết người với các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS như: Động cơ đê hèn,giết nhiều người, giết trẻ em, thực hiện tội phạm man rợ, giết người để thực hiện tội phạm khác có tính chất côn đồ... Khung hình phạt với tội danh này từ 12 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, Dương và Tiến còn phạm tội Cướp tài sản, quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS, khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù.

Sau khi công bố bản cáo trạng, HĐXX bước vào phần xét hỏi.

Bị cáo Nguyễn Hải Dương là người đầu tiên trả lời thẩm vấn. Dương thừa nhận nội dung bản cáo trạng là đúng. Dương khai, giữa Dương và Linh có quan hệ tình cảm từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2015 thì chấm dứt quan hệ tình cảm. Bị cáo cho rằng bị gia đình chị Linh ngăn cản nên đã lên kế hoạch trả thù gia đình chị Linh.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Bị cáo Dương trả lời thẩm vấn

Dương rành mạch trả lời mọi câu hỏi của HĐXX. Khi được hỏi lý do vì sao giết cả gia đình người khác, Dương nói do thù tức vì bà Nga ngăn cấm bị cáo đến với Linh.

Trả lời thẩm vấn của Tòa, bị cáo Tiến khai, chỉ được Dương rủ đi cướp tiền và không được bàn kế hoạch giết người. Trong khi trước đó Dương khai có nói cho Tiến biết kế hoạch giết người của Dương.

Tiến khai: “Bị cáo không dám ra tay giết người, nhưng do Dương cầm dao, nhìn thẳng vào mặt nên bị cáo sợ, do Dương uy hiếp tinh thần nên làm theo lời của Dương”.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Bị cáo Tiến khai trước Tòa

Khi Tòa hỏi: Đối với cái chết của 6 người, bị cáo có dùng vật gì đâm các nạn nhân hay không?Tiến trả lời: Thưa không, bị cáo chỉ siết cổ các nạn nhân, còn Dương trực tiếp ra tay.

Đối với bị cáo Trần Đình Thoại, trong vụ án này, Thoại đã cùng Dương bàn bạc, lên kế hoạch và cố gắng thực hiện hành vi giết người nhưng bất thành. Sau đó, Thoại đã mua thêm dao để Dương gây án và từ chối tham gia giết người với lý do bà ngoại bệnh.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Bị cáo Thoại trả lời thẩm vấn

Thoại khai được Dương rủ đi cướp và có biết ý định giết người của Dương. Về việc đưa con dao mình đã mua cho Dương sau lần đầu tiên đi cướp giết bất thành, Thoại nói "Đưa dao cho Dương để dễ thoái thác không tham gia tiếp".

Khi được hỏi có ý kiến như thế nào khi bị truy tố hai tội giết người và cướp tài sản, Thoại nói do mình nhận thức pháp luật hạn chế nên chỉ mong Toà xử đúng pháp luật.

Sau khi thẩm vấn các bị cáo, Tòa chuyển sang hỏi những người có nghĩa vụ liên quan, đó là bà Trần Thị Trinh (dì ruột của Dương), bà Đoàn Thị Cẩm Loan (người giúp việc gia đình ông Mỹ), ông Trần Minh Hoàng (tài xế chở gỗ của gia đình ông Mỹ) và một số nhân chứng khác.

Đại diện gia đình bị hại, anh Nguyễn Lê Vinh chia sẻ: "Tội phạm của 3 bị cáo đã rõ rồi, chúng tôi không yêu cầu gì thêm, còn chị Trinh nói không biết những gì trong balô Dương thường xuyên gửi, Dương hay đi đêm mà chị Trinh không nghi ngờ, không biết gì thì chúng tôi không tin, mong HĐXX xem xét với người này".

Về trách nhiệm dân sự, đại diện hợp pháp theo ủy quyền của các bị hại là anh Vinh yêu cầu các bị cáo bồi thường 480 triệu gồm chi phí mai táng và tiền tổn thất tinh thần.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Các bị cáo nghe đại diện VKS luận tội

Sau phần luận tội, xét mức độ, hành vi và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của tội ác đã gây ra, VKSND tỉnh Bình Phước đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến mức án tử hình; Trần Đình Thoại bị đề nghị mức án 16 - 18 năm tù cho cả hai tội Giết người  và Cướp tài sản.

Theo đại diện VKSND tỉnh Bình Phước, trong 6 tháng cuối năm, xảy ra nhiều vụ thảm sát tại Bình Phước, Yên Bái, Nghệ An khiến dư luận bức xúc.

Qua tài liệu chứng cứ thu thập được, việc truy tố các bị cáo về tội danh giết người và cướp tài sản là đúng pháp luật. Hành vi của các bị cáo đã tước đoạt mạng sống của 6 người, chiếm đoạt hơn 49 triệu đồng.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Đại diện VKS luận tội

Cái chết của gia đình ông Mỹ tại Bình Phước đã gây căm phẫn, đau đớn cho cộng đồng xã hội. Tội ác của Dương và đồng phạm đẩy cháu bé 2 tuổi đã mất đi cha mẹ, tạo dư luận bức xúc, căm phẫn trong xã hội. Tội ác của các bị cáo còn gây hệ luỵ cho chính gia đình, người thân của các bị cáo.

Hành động của các bị cáo là hết sức tàn bạo, man rợ, có tính toán kỹ lưỡng. Các bị cáo đã lần lượt giết từng người, lục tìm tài sản. Dương còn mất hết nhân tính khi giật tay lúc đâm vào cổ, nhằm không để cho các nạn nhân có một cơ hội sống sót.

Các bị cáo có động cơ giết người, cướp tài sản, riêng Dương còn có động cơ đê hèn và là kẻ trực tiếp sát hại các nạn nhân.

Các bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng là: giết nhiều người, giết trẻ em, thực hiện tội ác một cách man rợ, có tính chất côn đồ. Riêng Dương, xuất phát từ việc bị gia đình ông Mỹ từ chối đã dẫn tới thù hận, giết cả nhà là có động cơ đê hèn.

Cũng có một số tình tiết giảm nhẹ mà vị đại diện VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo là chưa từng phạm tội, thành khẩn khai báo, trình độ học vấn của Tiến thấp (4/12), Thoại (9/12) là có hạn chế về mặt nhận thức pháp luật.

Khi nghe VKS đề nghị mức án tử hình dành cho Dương và Tiến, hàng ngàn người có mặt đồng tình với đề nghị này.

Phân tích về hành vi của Trần Đình Thoại, đại diện VKS nói: Khi được Nguyễn Hải Dương rủ đi gây án, Thoại đã chấp thuận. Thoại và Dương đã cùng nhau thực hiện tội phạm nhưng vì lý do khách quan, không thực hiện được tội phạm. Tiếp sau đó bàn bạc tiếp tục thực hiện tội phạm và chuẩn bị hung khí để thực hiện.

Nếu bị cáo Thoại sợ, không tham gia tội phạm thì phải trình báo cơ quan chức năng thì có thể được miễn trách nhiệm nhưng vẫn giúp sức cho Dương. Thoại vẫn phải chịu trách nhiệm về hai tội giết người, cướp tài sản với vai trò là người thực hành và giúp sức. 

Sau khi nghe VKS đề nghị mức án, từ đầu Dương và Tiến vẫn rất bình tĩnh, trả lời rành rọt từng câu hỏi của HĐXX nhưng sau đó, hai bị cáo đã bật khóc.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Bị cáo Dương sau khi nghe đề nghị mức án gần như ngã quỵ

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Bị cáo Tiến bật khóc khi nghe đề nghị mức án tử hình

Luật sư Hoàng Thiên Vinh (Đoàn Luật sư Bình Phước) bào chữa cho Nguyễn Hải Dương nêu ý kiến: Hành vi của Dương không vì động cơ đê hèn, cũng không có tính chất côn đồ. Đáng lẽ, với bản chất hăng máu, Dương phải giết bé Na nhưng Dương ru ngủ và không giết thể hiện Dương vẫn còn lương thiện.

Luật sư Lê Văn Nam (thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM) bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Tiến cho rằng, hành vi của Tiến cần phải cân nhắc khách quan, nguyên nhân hoàn cảnh phạm tội. Bị cáo Tiến phạm tội vì bị Dương lôi kéo, lừa gạt, khống chế về mặt tinh thần, bị đặt vào tình thế đã đành, không thể nào thoát ra được.

Bị cáo Tiến không hay biết được mục đích của Dương là sát hại cả gia đình ông Mỹ mà tưởng rằng vào khống chế nạn nhân để tra hỏi tiền. Bị cáo Tiến cũng không trực tiếp ra tay sát hại nạn nhân mà cũng không lên kế hoạch, không bàn bạc, không chuẩn bị công cụ phạm tội, không có ý định giết người.

Luật sư Nguyễn Quốc Anh, bào chữa cho bị cáo Thoại, cho rằng các phương tiện thực hiện phạm tội đều được Dương chuẩn bị sẵn để thực hiện hành vi của mình. Điều này chứng minh Thoại không giúp sức cho Dương, nếu có thì sự giúp sức không đáng kể. Bị cáo Thoại còn cương quyết từ chối tham gia phạm tội với bị cáo Dương.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Bị cáo Thoại nghe luật sư bào chữa

Căn cứ vào chứng cứ và lời khai của bị cáo Thoại tại Tòa, bị cáo không giết người, không có ý định giết người và không mong muốn điều đó xảy ra. Đối với tình tiết tăng nặng là “giết trẻ em”, vì Thoại chỉ nói với Dương rằng: “Thù hận ai thì giết người đó” chứ không hề nói giết Vỹ nên không đủ căn cứ truy tố Thoại về tội giết người.

Luật sư cho rằng, Thoại không đồng phạm tội giết người mà chỉ tội cướp tài sản. Vì ngay từ đầu, Thoại mua dao theo yêu cầu của Dương với mục đích cướp tài sản. Trong khi đó,  tại phiên tòa này, Thoại khai mua con dao đó vì thấy phù hợp cho việc giết người.

Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 nạn nhân trong vụ án này nêu: Bị cáo Dương vì tham tiền nên mới thực hiện hành vi, hành vi của Dương cả thế giới lên án chứ không chỉ Việt Nam.

Đối với Tiến, tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức tích cực, dù có ngăn cản Dương nhưng chỉ bằng lời nói, không quyết liệt để cho Dương dùng dao đâm chết người. Nếu Tiến không giúp sức cho Dương thì Dương không thể nào giết chết 6 người trong đại gia đình ông Mỹ.

Đối với Thoại, ý thức của Thoại cũng mong muốn giết và cướp tài sản. Mặc dù Thoại không trực tiếp giết và cướp nhưng Thoại lại mua con dao cho Dương, và Dương dùng chính con dao đó giết người.

Vì vậy, luật sư không đồng ý mức án VKS đề nghị đối với Thoại, cần phải đề nghị mức án tử hình như Dương và Tiến. Ngoài ra, đề nghị 3 bị cáo bồi thường tiền tổn thất tinh thần và mai táng 480 triệu đồng cho gia đình nạn nhân và đề nghị thu hồi chiếc xe máy của Dương để đảm bảo thi hành án sau này.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Gia đình bị hại nghe luận tội

Đại diện VKSND tỉnh Bình Phước đã tranh luận một số vấn đề trong quan điểm bào chữa của các luật sư. Về ý luật sư đề nghị giảm nhẹ cho Dương vì Dương không giết bé Na, VKS cho rằng pháp luật không quy định hành vi không giết người đó là tình tiết giảm nhẹ.

Về quan điểm cho rằng Thoại không phạm tội giết người, đại diện VKS phân tích các quy định của pháp luật để chứng minh tình tiết nửa chừng chấm dứt tội phạm của Thoại là thiếu cơ sở.

Vụ án này Thoại và Dương đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Cả hai tới tận nhà nạn nhân để thực hiện nhưng vì khách quan mà không thực hiện được tội phạm, do đó Thoại phải chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi của mình. Thoại không đủ điều kiện để được áp dụng quy định nửa chừng chấm dứt tội phạm.

Vì thế, đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố và các mức án đã đề nghị với các bị cáo. Hàng ngàn người dự khán đồng tình quan điểm của người giữ quyền công tố tại phiên toà này.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Các bị cáo nói lời sau cùng trước giờ nghị án

Được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, bị cáo Dương gửi lời xin lỗi đến gia đình bị hại, xin lỗi bị cáo Tiến và Thoại. Chỉ vì phút nông nổi mà khiến mọi người liên lụy. Đồng thời Dương cũng xin Tòa xem xét tình tiết giảm nhẹ cho Tiến, vì Tiến bị ép buộc nên mới phạm tội mà không có cách thoát.

Bị cáo Tiến nói xin lỗi gia đình bị hại. Bị cáo Thoại nói lời xin lỗi gia đình bị hại và gia đình bị cáo, mong HĐXX xem xét.

Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình

Các bị cáo nghe tuyên án

Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Hải Dương tử hình về tội Giết người, 8 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hình phạt là tử hình; Vũ Văn Tiến tử hình về tội Giết người, 7 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hình phạt là tử hình; Trần Đình Thoại 13 năm tù về tội Giết người, 3 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hình phạt 16 năm tù. 

Về trách nhiệm dân sự, 3 bị cáo có trách nhiệm bồi thường chung cho gia đình nạn nhân là 480 triệu đồng.

Theo cáo trạng, Nguyễn Hải Dương và Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) có quan hệ tình cảm từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2015 thì chia tay. Cho rằng bị gia đình chị Linh ngăn cản tình cảm nên Dương đã lên kế hoạch trả thù và cướp tài sản.

Để thực hiện ý đồ của mình, Dương đã mua nhiều hung khí và bàn bạc kế hoạch với Trần Đình Thoại. Rạng sáng ngày 5/7, Dương và Thoại đến biệt thự nhà ông Mỹ gây án nhưng bất thành, sau đó Thoại từ chối tham gia nhưng vẫn mua dao cho Dương gây án.

Đến trưa ngày 6/7, Dương điện thoại rủ Tiến tham gia và nói sẽ chia tiền cướp được cho Tiến nên Tiến đã đồng ý.

Rạng sáng ngày 7/7, Dương và Tiến đột nhập gia đình ông Mỹ rồi lần lượt sát hại 6 người, chỉ riêng bé Na (là con út của gia đình, 18 tháng tuổi) Dương không hạ sát. Sau khi giết người, Dương và Tiến còn cướp tài sản.

6 nạn nhân được xác định là: ông Lê Văn Mỹ (47 tuổi), bà Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi, vợ ông Mỹ), Lê Quốc Anh (15 tuổi, con trai ông Mỹ, bà Nga), Lê Thị Ánh Linh (20 tuổi, con gái ông Mỹ, bà Nga), Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi, cháu bà Nga) và Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu bà Nga).

Ngày 10/7, Dương và Tiến bị bắt. Đến ngày 13/7, Dương và Tiến bị khởi tố, trước đó ngày 8/7 vụ án được khởi tố. Sau đó 1 tháng, từ lời khai của Dương, vào ngày 9/8 cơ quan điều tra bắt tiếp Trần Đình Thoại vì có liên quan đến vụ án, đến ngày 10/8, Thoại bị khởi tố.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Toàn cảnh xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến lĩnh án tử hình