Bất ngờ với nợ vay và mức độ sử dụng đòn bẩy của “họ” Lilama

30/06/2014 22:19
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhóm 8 công ty thuộc “họ” Lilama có tổng nợ vay ngân hàng hơn 2,300 tỷ đồng, với BIDV tiếp tục dẫn đầu danh sách chủ nợ với 1,250 tỷ đồng. Xuất hiện công ty sử dụng đòn bẩy “chót vót” với tỷ lệ Tổng nợ vay/VCSH hơn … 12 lần!

Toàn cảnh về nợ vay ngân hàng của “họ” Sông Đà

8 công ty “họ” Lilama nợ ngân hàng hơn 2,300 tỷ đồng

Hiện có 12 công ty thuộc “họ” Lilama đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán, trong đó trên sàn HOSE có 2 công ty là LM8 và L10, 10 công ty còn lại niêm yết trên HNX.

Thống kê của Vietstock cho thấy nhóm 8 công ty thuộc “họ” Lilama có nợ vay nổi bật hiện đang nợ ngân hàng (bao gồm cả công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng) hơn 2,300 tỷ đồng.

Nhóm công ty có tổng nợ vay ngân hàng nhiều nhất trên 400 tỷ đồng gồm LM8 và LM3. Nhóm có nợ ngân hàng trên 300 tỷ đồng gồm L18 và L61, và nhóm nợ ngân hàng trên 100 tỷ đồng gồm LO5, L10, L44, L43.

Cần lưu ý là các công ty “họ” Lilama đều có nợ ngắn hạn cao, với tổng nợ ngắn hạn của các công ty được thống kê lên đến 1,903 tỷ đồng, chiếm 82% tổng nợ vay ngân hàng. Các công ty có nợ vay ngắn hạn cao gồm có LM8 dẫn đầu với 458.3 tỷ đồng, tiếp theo là L61 (342.6 tỷ đồng), L18 (312 tỷ đồng), LM3 (198 tỷ đồng), ... LM3 là công ty có nợ vay dài hạn cao nhất với 286.4 tỷ đồng, tiếp theo là L10 (63 tỷ đồng), LO5 (35.3 tỷ đồng), các công ty còn lại đều có khoản vay dài hạn không nhiều.

Các hợp đồng vay của “họ” Lilama đều có giá trị không cao, thậm chí là nhỏ nhưng lại khá nhiều về số lượng hợp đồng vay.

BIDV tiếp tục dẫn đầu danh sách chủ nợ với gần 1,250 tỷ đồng

Xét về phía ngân hàng thì BIDV (BID) là ngân hàng đang có dư nợ cho vay nhiều nhất đối với nhóm công ty “họ” Lilama với giá trị 1,249 tỷ đồng. Đáng chú ý là một thống kê trước đó của Vietstock cho thấy, BIDV cũng là ngân hàng dẫn đầu danh sách chủ nợ đối với các công ty “họ” Sông Đà với số nợ gần 1,900 tỷ đồng.

Các ngân hàng tiếp theo trong danh sách chủ nợ là Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB) nhưng dư nợ cho vay không nhiều. Đáng chú ý là Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng Doanh nghiệp (DATC) lại là chủ nợ lớn nhất của LM3 với 284 tỷ đồng.

Bảng 1: Nợ vay ngân hàng của các công ty ”họ” Lilama đến quý 1/2014

Bất ngờ với nợ vay và mức độ sử dụng đòn bẩy của “họ” Lilama 

Tỷ lệ đòn bẩy cao “chót vót” đến …12 lần

Nếu so với “họ” Sông Đà thì các công ty thuộc “họ” Lilama có giá trị vay nợ tuyệt đối khá khiêm tốn. Tuy nhiên, điều bất ngờ là tỷ lệ sử dụng đòn bẩy đo lường qua các chỉ số như Tổng nợ vay/VCSH hay tỷ lệ Vay và nợ ngắn hạn/VCSH của nhóm công ty này lại không hề thấp, một số còn cao “chót vót” do hầu hết đều có VCSH thấp. Điều này tất yếu dẫn đến việc mất khả năng cân bằng tài chính và các ngân hàng sẽ gặp khó khăn không nhỏ trong việc thu hồi lãi vay và nợ gốc.

Bảng tổng hợp bên dưới của Vietstock cho thấy LM3 có tỷ lệ Tổng nợ vay/VCSH và tỷ lệ Vay và nợ ngắn hạn/VCSH cao “ngất ngưỡng” với giá trị lần lượt là 12 lần và 5 lần. Nhóm có tỷ lệ này cao tiếp theo là LM8, L18, L61, LO5, L44 đều lớn hơn 2 lần, và nhóm có tỷ lệ thấp nhất là L43 và L10, trong đó L43 vẫn lớn hơn 1, còn L10 khá an toàn khi các tỷ lệ đều nhỏ hơn 1.

Bảng 2: Tỷ lệ Nợ vay/VCSH của các công ty ”họ” Lilama đến quý 1/2014

Bất ngờ với nợ vay và mức độ sử dụng đòn bẩy của “họ” Lilama


Thu Hoa

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bất ngờ với nợ vay và mức độ sử dụng đòn bẩy của “họ” Lilama