Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Hà Thu| 28/09/2017 14:33
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khác với Trung Thu ở nhà, cùng gia đình, làng trên xóm dưới, bạn sẽ phải ngạc nhiên, trầm trồ mà thích thú khi đón Trung Thu ở Hoàng Thành Thăng Long, đất Hoàng cung xưa.

Tết Trung Thu có từ bao giờ?

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Tết Trung Thu ở Hoàng thành Thăng Long

Không giống như lễ đón Trung thu ở các nơi khác, Trung thu trên đất hoàng cung xưa – Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là những lễ hội Trung thu của các đời vua, bên cạnh các hoạt động trải nghiệm làm tò he, đèn con thỏ, làm bánh Trung thu, xem rối nước…Sự khác biệt ở đây chính là không gian diễn ra lễ hội, lại gắn với nhiều hoạt động đón Tết đoàn viên của các đời vua chúa xưa.

Từ đời vua Lý Nhân Tông (niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng 1076 - 1084) đã đón Trung thu với lễ cúng tổ tiên và hội đua thuyền trên sông Trường Lô. Tuy nhiên, hiện nay chưa đủ các căn cứ để dựng lại Trung thu của cung vua thời xưa. “Chúng tôi tổ chức Trung thu không đơn giản chỉ để các em nhỏ trải nghiệm trò chơi dân gian mà còn xem và suy ngẫm” - Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội) Nguyễn Thị Yến cho biết.

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Giáo sư sử học Lê Văn Lan kể về nguồn gốc Tết Trung Thu cho các em thiếu nhi tại Hoàng thành Thăng Long, sáng 28//9

Có mặt tại Hoàng Thành Thăng Long những ngày này, Giáo sư sử học Lê Văn Lan không giấu được sự xúc động thực sự trong ánh  mắt, trong cái cách mà ông trò chuyện cùng các em nhỏ tham gia ngày hội. Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết, lễ hội Trung Thu là một nét văn hóa cổ truyền, rất đẹp có từ ngàn đời của người Việt. “Việc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội đứng ra tổ chức một chương trình vui Tết trung thu cho trẻ em như thế này là một sự cố gắng của những người luôn đau đáu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữa lúc những văn hóa truyền thống của cha ông ta ngày một bị mai một dần, bị biến tướng. Khác với thời trước là văn hóa đọc và nghĩ, bây giờ là thời đại của văn hóa xem và nhìn, chỉ cần mở mạng ra, search cái mình cần tìm sẽ ra rất nhiều nhưng mà lại quên ngay. Vì thế, những cái gọi là văn hóa cổ truyền của dân tộc còn rất ít người biết và hiểu được. Vì thế, đây chính là một cách hữu hiệu để truyền lại cho con cháu những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.

Theo lời kể của Giáo sư sử học Lê Văn Lan, thì ngày còn nhỏ như các em bây giờ, ông cũng được ông bà, cha mẹ tổ chức vui Tết trung thu,  ngày đó Tết Trung Thu vui và náo nhiệt lắm. Ông bảo lúc ấy ông cũng được ăn bánh dẻo, bánh nướng, được phá cỗ như các em nhỏ bây giờ.

Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, Tết Trung Thu ở ta đã có lịch sử hàng ngàn năm. Ông cho biết, nguồn gốc, xuất xứ của Tết Trung Thu được ghi chép trong những cuốn cổ thư, đặc biệt ở cuốn Thái Bình Hoàn Vũ Ký, là cuốn cổ thư ghi lại vào thời Tống ở thế kỷ 10 và 11, niên hiệu Thái Bình có câu: “Người Việt không biết lịch mà lại lấy mùa thu là ngày  đầu năm và mở hội vào mùa thu”. Đấy là người Trung Hoa nói về dân tộc chúng ta. Nhưng ở đây, câu này có nghĩa là chúng ta không biết lịch, không biết Tết của người Trung Hoa, nhưng bản thân người Việt đã có Tết Trung Thu của mình.

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Các gian hàng ở Hoàng thành Thăng Long tái hiện như các chợ xưa 

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Từ rất lâu, trước khi nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, từ hàng nghìn năm, người Việt đã biết lấy mùa thu làm ngày đầu năm và mở hội vào mùa thu. Đây chính là phong tục riêng của dân tộc ta. Chỉ đến đầu Công nguyên, khi tiếp xúc với người Trung Hoa, với văn hóa của Trung Hoa, chúng ta mới có sự giao thoa văn hóa giữa hai nước. Cộng thêm ở đây là việc người Việt sản xuất thêm một vụ chiêm, mà trước đây chúng ta chỉ có một vụ mùa bắt đầu cấy vào tháng 5, 6 và thu hoạch vào tháng 10. Như vậy, đến mùa thu, là lúc lúa đang làm đòng, cũng là lúc người nông dân đều cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Và đây cũng là khoảng thời dan nhàn nông nhà nhất vì lúa đã lên đòng, là thời điểm thích hợp để mở lễ hội, vui chơi, mọi người quây quần bên nhau. Đây chính là nguồn gốc ra đời lễ hội mùa thu, đặc biệt của người Việt ở Phương Nam và đây theo giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết điều này là tiêu chí tạo nên sự khác biệt giữa văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đấy chính là đặc trưng của Tết Trung Thu, Tết dân tộc ở ta, là giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc.

Theo các tài liệu cổ, trong đó có tài liệu cổ của Trung Quốc thì Tết Trung thu là ngày Tết dành cho người lớn, đặc biệt là dành cho thanh niên nam nữ, nói về tình yêu của lứa đôi. Tết Trung Thu thời cổ đại vì thế ban đầu là dành cho nam nữ và dành để nói về tình yêu đôi lứa. Còn bây giờ, qua thời gian, Tết Trung thu đươc  nhắc đến là Tết Thiếu nhi, Tết cho các em nhỏ. Như Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Tết Trung Thu cổ đại, Tết Trung Thu ban đầu đã được chính các em nhỏ gìn giữ và lưu truyền đến bây giờ thông qua các trò chơi dân gian… Ông lấy ví dụ về các bài đồng dao,các trò chơi của con trẻ, nếu để ý sẽ thấy chính các em lại là người bảo lưu những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc theo cái cách của trẻ con, suy nghĩ của trẻ con. Từ đó, những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc được bảo lưu theo một cách riêng, rất đặc biệt như thế.

Giáo sư Lê Văn Lan lấy một ví dụ rất cụ thể về chiếc trống đồng Đông Sơn, ông cho biết bên cạnh chiếc trống đồng này có một chiếc trống được gọi là trống khẩu do một người nam đánh, chính chiếc trống này được lưu truyền lại khi nó trở thành chiếc trống mà trẻ con bây giờ rất thích chơi. Hay như trò chơi trồng nụ trồng hoa của con trẻ, cũng xuất phát từ một nét văn hóa rất cổ xưa của người Việt. Đây chính là sự khác biệt, là lời khẳng định Tết Trung Thu ở ta khác biệt so với Tết Trung Thu của người Trung Hoa.

Nhìn các em nhỏ được thầy cô giáo, được bố mẹ đưa đến Hoàng Thành Thăng Long để vui Tết Trung Thu, giáo sư sử học Lê Văn Lan vừa vui lại vừa lo lắng, ông nói: “Bây giờ, nhiều người đang “nhồi” thế hệ trẻ về hình ảnh “công dân toàn cầu”, thì tôi vẫn luôn nói với các bạn trẻ là trước khi trở thành công dân toàn cầu thì hãy là người Việt Nam trước đã, nếu chỉ chăm chăm trở thành công dân toàn cầu thì tôi nghĩ không bao giờ trở thành công dân toàn cầu được đâu”.

Có thể nói, giữa bão thị trường như hiện nay, một cái Tết Trung Thu cho trẻ em và cho tất cả chúng ta ở ngay Hoàng thành Thăng Long, đất hoàng cung xưa và là trung tâm văn hóa của dân tộc lại một điểm nhấn cho mùa thu này, cho Hà Nội và cho cả nước khi hướng về gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Các em thiếu nhi chăm chú nghe các cô, các chú hướng dẫn chơi Trung Thu

Tết Trung Thu trên đất hoàng cung có gì khác?

Chương trình Trung thu năm nay tại Hoàng thành Thăng Long vẫn là một Trung thu mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống với nhiều hoạt động bổ ích, lý thú, hấp dẫn đối có thể tìm hiểu về Trung thu xưa qua tư liệu của nhà nghiên cứu người Pháp Henri Oger và Bảo tàng Albert Kahn – CH Pháp, đồng thời được gặp gỡ giao lưu với các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và trải nghiệm nhiều hoạt động tương tác nghề truyền thống, trò chơi dân gian.

Từ đời vua Lý Nhân Tông (niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng 1076 - 1084) đã đón Trung thu với lễ cúng tổ tiên và hội đua thuyền trên sông Trường Lô. Tuy nhiên, hiện nay chưa đủ các căn cứ để dựng lại Trung thu của cung vua thời xưa. “Chúng tôi tổ chức Trung thu không đơn giản chỉ để các em nhỏ trải nghiệm trò chơi dân gian mà còn xem và suy ngẫm” - Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội) Nguyễn Thị Yến cho biết.

Đến Hoàng thành Thăng Long, các em nhỏ được xem Chùm ảnh về Tết Trung thu trong bộ tranh khắc của Henri Oger. Trong quá trình sinh sống ở Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, Henri Oger đã khắc vẽ lại những gì ông tận mắt nhìn thấy về đời sống của người dân bản xứ, trong đó có tết Trung thu. “Chúng tôi đã tập hợp lại, chắt lọc và phân theo những chủ đề như: Bánh Trung thu, đồ chơi Trung thu…” – bà Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh.

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Các em thiếu nhi đang tập tô các bức tượng 

Ngoài ra, Trung tâm di sản Thăng Long – Hà Nội còn trưng bày đồ chơi Trung thu cổ được phục chế lại. Thông qua tư liệu ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Al Kant, lần đầu tiên những đồ chơi Trung thu được bày bán trong cửa hàng phố cổ Hà Nội được phục chế lại từ những nguyên liệu truyền thống. Các em nhỏ còn được gặp các nhà nghiên cứu dân gian, nghệ nhân để lắng nghe các câu chuyện về Trung thu xưa và nay. Tạo ra hoạt động Trung thu có chiều sâu suy ngẫm là điều khác biệt của mỗi dịp Tết trông trăng ở Hoàng thành Thăng Long.

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Năm 2016 là năm đầu tiên Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long tổ chức vui Tết Trung thu tại sân Đoan Môn. Trong 3 ngày diễn ra, hàng nghìn thiếu nhi và phụ huynh đến khu di sản để đi cầu tre gánh lúa, bập bênh, kéo co, ném vòng, ngựa gỗ, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, pháo đất, bịt mắt đánh trống và nhảy bao bố. Mặc dù phải “mướt mồ hôi” khi làm quen với các trò chơi dân gian nhưng rất nhiều bạn trẻ đã cảm thấy hào hứng và hứng thú khi được trải nghiệm. Nhiều bạn trẻ không những chỉ chơi một lần mà còn chơi đi chơi lại rất nhiều lần, cho dù ở không gian diễn ra chương trình ở ngoài trời.

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Vẽ mặt nạ

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Làm đèn cù chơi Trung Thu

Năm nay, cũng tại sân Đoan Môn, các loại hình nghệ thuật đặc trưng của Trung thu như múa rối nước, múa rối cạn, múa sư tử sẽ tiếp tục được diễn ra. Hoạt động trải nghiệm và tương tác làm đồ chơi Trung thu dân gian cũng sẽ làm điểm nhấn chương trình. Gần một tháng trước sự kiện, các nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền, Đỗ Văn Kỳ, Đỗ Thị Xuân, Hoàng Bá Nhất, Lê Thị Hà… hàng ngày miệt mài trải chiếu hướng dẫn 180 tình nguyện viên làm chong chóng, nặn tò he, làm đèn kéo quân, làm bánh Trung thu… Đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền vẫn không ngại di chuyển hàng chục cây số từ Thanh Oai lên Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long (số 9 Hoàng Diệu) để dạy lũ trẻ làm đèn, vừa là chuẩn bị đón Tết Trung thu, vừa mong níu kéo một chút nghề có tính văn hóa truyền thống.

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Tò he

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Mặt nạ chú Tễu

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Đèn cá chép

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội

Một số hình ảnh trong ngày đầu tiên Vui Tết Trung Thu 2017 tại Hoàng thành Thăng Long sáng nay (28/9) 

 Năm nay, chương trình Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sẽ kéo dài từ 28/9 - 4/10. Lễ bế mạc vào đêm 4/10 sẽ có hoạt động Đêm rằm phá cỗ kéo dài từ 19 - 21 giờ 30 phút để các em nhỏ vừa vui chơi vừa trông trăng tại sân Đoan Môn.

Mời độc giả cùng vui Trung Thu qua video sau: 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đón Trung Thu trên đất Hoàng cung xưa giữa Hà Nội